Ram Thép là gì?

Ram Thép là gì? Chúng được xem như là một phương pháp nhiệt luyện các hợp kim & kim loại gồm nung nóng chi tiết đã tôi đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn (Ac1). Sau đó cần giữ nhiệt đến một khoảng thời gian cần thiết để mactenxit và austenit dư phân hoá thành các tổ chức thích hợp rồi làm nguội.

 – Người ta thường tôi nhằm để tăng độ cứng của thép, căn cứ nhiệt độ tôi vào giản đồ trạng thái của Fe-C sau đó làm giảm nhiệt độ nhanh nhất (trong các môi trường như: không khí, nước, dầu…).

     Quá trình tôi sẽ tạo tổ chức mactenxit sau khi tôi. Thế nhưng, tổ chức này lại không ổn định, muốn ổn định về cơ tính, lý tính, tăng độ bền cơ học sau đó qua công đoạn Ram.

ram-thep

Phân loại ram thép cơ bản bao gồm

1.Ram thấp

Ram thấp là phương pháp nhiệt luyện gồm nung nóng thép đã tôi trong khoảng nhiệt độ từ 150 đến 250 độ C tổ chức đạt được là mactenxit ram. Độ cứng của ram thấp hầu như không thay đổi (có thay đổi thì rất ít: từ 1-3 HRC).

2.Ram trung bình

Ram trung bình là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng nhiệt độ 300-450 độ C, tổ chức đạt được là trustit ram. Khi ram trung bình độ cứng của thép tôi tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao, khoảng 40-45 HRC. Bên trong ứng suất giảm mạnh, độ đàn hồi đạt giới hạn giá trị caio nhất, độ dẻo, độ dai tăng lên.

3.Ram cao

Ram cao là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 500-650 độ C, tổ chức đạt được là xoocbit ram. Khi ram cao độ cứng của thép tôi giảm mạnh, đạt khoảng 15-25 HRC, ứng suất trong bị khử bỏ, độ bền giảm đi còn độ dẻo, độ dai tăng lên mạnh.

Các bước thí nghiệm

  • Chọn vật liệu
  • Thép mác C45 (tương đương với 0,45%C).
  • Gia công sơ
  • Mài bằng đá mài các cạnh sắc xung quanh;
  • Mài bằng, nhẵn 2 mặt (2 mặt phải song song nhau) trước khi tôi.
  • Quá trình Tôi
  • Nung ở nhiệt độ 820 độ C trong thời gian 15 phút;
  • Làm nguội nhanh trong nước và ngâm trong nước 03 phút;
  • Sau đó kiểm tra độ cứng bề mặt sau khi Tôi.
  • Quá trình Ram (Ram trung bình)
  • Hâm nóng và duy trì giữ nhiệt ở 420 độ C trong thời gian 30 phút;
  • Làm nguội trong không khí 05 phút và ngâm trong nước 03 phút;
  • Sau đó kiểm tra độ cứng bề mặt sau khi Ram.

Nhận xét và đánh giá kết quả sau mỗi quy trình

  • Bề mặt máy đo độ cứng sau khi tôi, kết quả là 66,0 HRC (kết quả trung bình giữa 2 lần đo liên tiếp tại 2 vị trí trên mẫu).
  • Sau khi ram, đo độ cứng bề mặt bằng máy, kết quả là 55,75 HRC (kết quả trung bình giữa 2 lần đo liên tiếp tại 2 vị trí trên mẫu).

     * Theo cơ sở lý thuyết thì:

  • Tôi làm tăng độ cứng bề mặt, nhưng dòn, kém về độ bền cơ học;
  • Ram làm giảm độ cứng bề mặt sau khi tôi nhưng tăng tính dẻo dai, độ bền cơ học.
  • Như vậy, so sánh kết quả sau mỗi quá trình Tôi và Ram ta thấy:
  • Độ cứng của mẫu thép C45 thay đổi từ 66 HRC xuống còn 55,75 HRC.
  • Vì vậy, độ bền cơ học của mẫu thép C45 sẽ tăng lên sau khi nhiệt luyện.

     Vậy, tùy theo từng nhu cầu công việc, nhu cầu sử dụng ta có thể chọn quá trình 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
097 5555 055 Hotline (24/7)
0909 936 937
0907 137 555 0937 200 900 0949 286 777