Gia tăng cạnh tranh thị phần thép

Gia tăng cạnh tranh thị phần thép. Trên khu vực thị trường và thế giới, ngành thép Việt Nam đang có những cơ hội mới để chuyển mình mạnh mẽ . Tuy nhiên, song song đó vẫn có những nguy cơ chưa được cải thiện về các vấn đề phát sinh khi tình hình mất cân đối cung cầu thị trường trong nước

Gia-tăng-cạnh-tranh-thị-phần-thép

Sức ép bảo hộ

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) thống kê số liệu cho hay. Lượng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tring 10 tháng năm 2019 đã tăng 2,9% về lượng nhưng kim ngạch giảm 8,9%. So với cùng kỳ năm 2018 thì giảm 11,4% về giá ; đạt 5,39 triệu tấn, tương đương 3,49 tỷ USD. Về giá thì lại giảm 1,7% ; so với tháng 10-2018, giảm 18% về lượng, giảm 25,4% về kim ngạch và giảm 9% về giá.

Có thể bạn chưa biết: Loại thép nào chất lượng nên chọn để xây nhà

Giá sắt thép xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ đạt trung bình dưới 650 USD/tấn, so cùng kỳ năm 2018 thì giảm mạnh hơn 12% . Đứng trước những sức ép cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế do áp lực của các hiệp định bảo hộ thương mại đang khiến ngành sắt thép giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tất cả những mối quan hệ quen thuộc của ngành sắt thép như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a hay Ma-lai-xi-a… về sản lượng vẫn được đảm bảo, nhưng không có đột phá tăng trưởng. Cũng theo số liệu thống kê của VSA cũng cho thấy, do vướn phải hàng rào phòng vệ thương mại nên việc xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài của ngành thép trong 10 tháng năm nay đang gặp rất nhiều khó khăn . Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu hơn 5,95 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm, tăng 3,9% về lượng so cùng kỳ năm 2018. Nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt hơn 3,9 tỷ USD, giảm 8% về trị giá xuất khẩu.

Áp lực cạnh tranh

Tổng năng lực sản xuất ngành thép nước ta đạt khoảng 30 triệu tấn/năm theo những tính toán sơ bộ. Đứng đầu các nước Đông – Nam Á, tuy nhiên hoạt động công suất chỉ đạt khoảng 60 đến 65% công suất thiết kế. Tổng công suất các nhà máy đối với thép xây dựng đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, nhưng sản lượng tiêu thụ chỉ dao động quanh mức từ 7 đến 9 triệu tấn trong vài năm trở lại đây. Nhiều chủng loại thép năng lực sản xuất vượt gấp hơn hai lần mức tiêu thụ, khiến các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, đạt khoảng một nửa công suất thiết kế.

Theo số liệu của VSA, trong 10 tháng qua, sản xuất thép của các doanh nghiệp hội viên đạt gần 21 triệu tấn (tăng 4,6% so cùng kỳ năm 2018), tiêu thụ thép đạt hơn 19 triệu tấn (tăng 6% so cùng kỳ), xuất khẩu gần bốn triệu tấn (giảm 0,6% so cùng kỳ)

Về phần của các doanh nghiệp, nên tăng cường tiếp cận với những công nghệ mới. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình thông qua việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Tăng cường cải tiến năng lực quản trị Doanh nghiệp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm cách đa dạng thị trường xuất khẩu để tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, hạn chế thiệt hại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
097 5555 055 Hotline (24/7)
0909 936 937
0907 137 555 0937 200 900 0949 286 777