Châu Á – động lực tăng trưởng nhu cầu thép thế giới. Mức tăng tiêu thụ thép trong năm 2018 là 54 triệu tấn. Và dự kiến sẽ tiếp tục thêm 53 triệu tấn trong năm nay, chủ yếu xuất phát từ khu vực Châu Á. Nơi sẽ chiếm tới 69% tổng tiêu thụ thép toàn cầu trong năm 2019
Tin liên quan:
Bảng báo giá sắt thép xây dựng
Châu Á – động lực tăng trưởng nhu cầu thép thế giới
Tại Châu Á, sự điều chỉnh mức tăng trưởng về nhu cầu của Trung Quốc rất đáng chú ý. Có vẻ nhu tăng trưởng GDP của quốc gia này đang chậm lại không hề ảnh hưởng tới tiêu thụ thép. Năm 2018, nhu cầu thép ở Trung Quốc đã tăng 54 triệu tấn. Do đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản – lĩnh vực sử dụng rất nhiều thép.
Toàn bộ 13 thành phố ở Trung Quốc đến thời điểm hiện tại đã phải sử dụng tới thép dự trữ bởi nhu cầu tăng mạnh.Giá quặng sắt – nguyên liệu sản xuất thép – giao dịch trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) đã tăng vọt khoảng 50% từ đầu năm tới nay. Mới đây lập đỉnh cao nhất trong vòng gần 8 năm.
Tăng trưởng mạnh về cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục duy trì động lực lớn cho nhu cầu thép ở Ấn Độ trong vài năm tới. Tốc độ xây dựng chậm lại ở mọi lĩnh vực như đường bộ.
Đường sắt, nâng cấp và cơ giới hóa cảng biển, đóng tàu, hạ tầng cơ sở nông thôn và thành thị, bất động sản… Trong vài tháng tới có thể sẽ tạm thời kiềm chế nhu cầu thép trong một thời gian ngắn. Nhưng sau đó sẽ tăng trưởng trở lại.
Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng khá nhanh. Với tỷ lệ tổng vốn cố định trong GDP (theo tỷ giá hiện hành) đã tăng lên 29% trong giai đoạn tháng 4-12/2018. Từ mức 28,7% cùng kỳ năm trước đó. Tuy nhiên, Ấn Độ đang vấp phải tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng. Dự kiến lên mức 16,9 tỷ USD tính tới cuối quý 3/2019. Tương đương 2,6% GDP.
Tin xem thêm:
Nhà máy cung cấp thép hình I500 chất lượng tốt nhất tại Sài Gòn
Nhà cung cấp thép hộp vuông kẽm chất lượng tốt nhất tại Sài Gòn
Công suất sản xuất thép trên toàn cầu hiện nay, theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) là 2,234 triệu tấn tính tới tháng 12/2018.
Giảm khá mạnh so với năm trước đó. Với sản lượng thép thô thế giới năm 2018 là 1.818 triệu tấn, tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất hiện nay là 81,4%, ở mức khá cao.
Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố rủi ro đối với thị trường thép toàn cầu. Đó là sự không chắc chắn về triển vọng thương mại xuất phát từ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.
Châu Âu cũng không tránh khỏi việc phải tăng nhập khẩu thép do nhiều nhà xuất khẩu né tránh thị trường Mỹ. Trong bối cảnh triển vọng nhu cầu mặt hàng này ở Châu Âu có rất ít khả năng tăng lên.